Những lý do cho việc đổi hướng từ tính siêu trung lập Tính trung lập của tiền

Ngay cả khi tiền mang tính trung lập, để mà mức cung tiền trong mọi thời điểm cũng không tác động đến cường độ thực, tiền vẫn có thể không “dửng dưng”: tốc độ tăng trưởng của cung tiền có thể ảnh hưởng đến các biến thực. Tăng tốc độ tăng trưởng tiền làm tăng chỉ số lạm phát dẫn đến suy giảm lợi nhuận thực tế đối với tiền hẹp (không phát sinh lãi suất danh nghĩa). Do đó, mọi người chọn cách phân bổ lại tài sản trong tay họ tránh xa khỏi tiền mặt (nghĩa là nhu cầu về tiền trong thực tế giảm) và chuyển thành các loại tài sản thực như hàng tồn kho hoặc thậm chí tài sản sinh lợi. Sự dịch chuyển trong cầu tiền có thể ảnh hưởng đến lượng tiền có sẵn dùng để cho vay, và những biến đổi kết hợp trong lãi suất danh nghĩa và chỉ số lạm phát có khi làm lãi suất thực thay đổi so với trước đó. Nếu vậy, chi tiêu thực tế cho vốn hiện vật và hàng tiêu dùng lâu bền có thể bị tác động.[5][6][7][8][9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tính trung lập của tiền //doi.org/10.1007%2F978-3-319-17578-2 //doi.org/10.1086%2F258771 //doi.org/10.1111%2Fj.1540-6261.1977.tb03305.x //doi.org/10.1111%2Fj.1540-6261.1979.tb02069.x //doi.org/10.1111%2Fj.1540-6261.1985.tb04977.x http://www2.um.edu.uy/dtrupkin/walsh.pdf https://books.google.com/books?id=mFe17okC_EcC&pg=... https://books.google.com/books?id=mFe17okC_EcC&pg=... https://books.google.com/ngrams/graph?content=neut... https://ideas.repec.org/a/lus/reveco/v66y2015i3p28...